Cung Thiên Di là cung đối xung với cung Mệnh chỉ về tình trạng ngoại cảnh của mình, môi trường xã hội bên ngoài ảnh hưởng tới mình, những sự may rủi hay giúp đỡ của người ngoài. Vì là cung đối xung với Mệnh nên cung Thiên Di chính là đối phương của mình.
Thường thường, những người có địa vị cao trong xã hội, ít khi có sao Cô-Qủa chiếu Thiên-Di, vì những sao này chủ về vấn đề ít giao thiệp, ít người cộng tác hoặc là chính mình không ưa giao thiệp rộng. Ngòai ra về phương diện tình cảm, nếu Cô-Qủa chiếu Thiên-Di lại hội với Đào-Hoa, Hóa-Kị thì hết hy vọng chinh phục được những người khác phái, dù cho mình đẹp trai hoặc có nhan sắc diễm lệ (đối với nữ) chăng nữa.
Những người Mệnh có nhiều sao thu hút được người khác phái (như Tham-Lang, Đào, Hồng, Hỷ, Quang-Quý, Thanh-Long … ) mà lúc nào cũng bị thất bại trong vấn đề chinh phục người yêu, chỉ vì cung Thiên-Di có Cô-Qủa (nếu có thêm Hóa-Kị nữa thì càng đúng). Có chàng chinh phục được thì lại bị người yêu bỏ đi lấy chồng !.., vì gia đình bắt buộc. Có nàng làm cho ý trung nhân say mê mình được thì đùng một cái bị một cô khác đẹp hơn cuớp (!?) mất chồng tương lai của mình … Vì vậy thanh niên nam, nữ bây giờ, nếu muốn có tài thu hút ở ngòai xã hội thì phải tránh được hai sao Cô-Qủa chiếu Thiên-Di. Thà rằng hai sao này chiếu Mệnh còn đỡ hơn, vì rằng như thế mình chỉ cô đơn khi ở nhà, còn khi bước chân ra ngòai là hấp dẫn (Nếu Thiên-Di có Đào-Hoa chẳng hạn).
Thiên di tối kỵ Kiếp Không lâm vào
Đây là một câu phú mà hầu như chả ai luận bàn, chả ai giải thích. Vì chỉ nghĩ là Di có Kiếp Không thì đi ra ngoài gặp xấu, cẩn thận trộm cướp tai nạn thôi. Hoặc cho cung Di là đối phương, đối phương bị Không Kiếp thì dính gì đến mình. Nhưng thực ra câu này ẩn chứa nhiều điều quan trọng.
Tại sao không phải là cường cung nào khác như Tài, Quan mà lại là cung Di. Nếu Di không là mình thì chả cần đặt ra câu đó làm gì. Nếu Di chỉ là đi xa thì thời xưa người ta vốn ít hoạt động, chỉ quanh quẩn làng xóm quê nhà, hiếm khi đi xa nên cũng không cần chú ý. Di rõ ràng phải là cái gì đó rất quan trọng với chính ta thì mới mọc ra câu phú nhấn mạnh như thế.
Chỉ vì Di sự biểu lộ của ta trong tương tác với hoàn cảnh. Di là tất cả các hành vi, động sự, tạo tác, giao dịch giữa ta với môi trường.
Di bị Không Kiếp là có hành vi tạo ra cái tiêu cực đen tối cho hoàn cảnh, là khi động sự chỉ chực làm bậy, là gian lận lừa lọc để thủ lợi, hoặc chỉ đơn giản để cảm thấy hả hê thỏa mãn vì đã làm được việc xấu, đã ”thể hiện” được bản thân mình.
Di là bản thân lộ ra khi tương giao với hoàn cảnh, bị Không Kiếp tức là chính mình có nghiệp chướng, có cái bất ưng để thiên hạ đều thấy. Đó là kẻ có điều xấu bị bộc lộ, hoặc gặp tai nạn từ môi trường, đi ra ngoài gặp xui xẻo.
Di là cung Thân thứ hai của mình, bị Không Kiếp là tự mình xây tạo chồng chất các nghiệp xấu, là bị nghiệp báo từ những hành vi của mình ngay trong kiếp này. Nghiệp chướng có nhiều loại, có những kẻ cả đời làm bậy nhưng chả làm sao, vì quả báo ở kiếp sau. Còn Di bị Không Kiếp là ngay kiếp này sẽ phải trả nợ nghiệp tức thì.
Cung Di giống như một cái túi nhân quả ta đeo chặt bên người. Mỗi hành vi, mỗi hiện thực ta tạo ra đều rơi vào cái túi đó. Di là một tồn tại chủ quan gắn với Mệnh nên mỗi người đều có cái túi riêng khác cho dù cùng sống trong môi trường y hệt. Những gì rơi vào cái túi đó sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn dính vào ta và chỉ lộ ra lúc này hay lúc khác. Các khoa cận tâm lý hiện nay đã chứng minh được sự tồn tại của trường nhân thể, trong cái trường đó có những khu vực lưu trữ tất cả các hành vi của chủ thể, đó như là cái túi nghiệp tự tạo của mỗi người.
Di bị Không Kiếp là tự mình bỏ vào cái túi của mình những chổi cùn, giẻ rách, bùn đất, cặn bã. Tưởng rằng thế là vứt bỏ vào ngoại cảnh, nhưng thực ra chúng luôn nằm ở đó, chính chủ thể đến lúc thò tay vào túi lấy ra dùng!
Từ tính nghiệp quả của cung Di, ta có thể giải thích được một vài câu thành ngữ cổ mà các loại Phật, Chúa, Thánh nhân hay dùng.
Chúa: ”Ngươi nhận được cái gì ngươi đã cho đi”. Chỉ bởi vì cho đi là bỏ nó vào cái túi cung Di của mình. Cho hoàn cảnh nhưng Thân ta cũng nằm trong hoàn cảnh, nên cho cung Di cốc nước thì nước ấy đến lúc chính mình lại uống.
Khổng Tử: ”Cái gì không muốn thì đừng làm nó cho người”. Làm gì cho ngoại cảnh thì cũng là làm với mình, cái điều tưởng như đã đẩy sang người khác ấy nhưng một lúc nào đó nó lại xảy ra với ta. Khi ta tương tác với ngoại cảnh, nó sẽ có cách để ”trở về”.
Phật bảo một nắm muối ném vào bát nước có thể khiến nước rất mặn nhưng ném vào dòng sông thì chả làm sao. Bát nước và dòng sông đều có thể coi như cung Di, cái hoàn cảnh nơi mỗi cá nhân đang ngụp lặn chìm trong đó để bơi lội, tìm kiếm cái gì đó cho riêng mình. Nắm muối chính là Không Kiếp, Di tối kỵ Không Kiếp vì thiên hạ đa phần chỉ có bát nước nhỏ. Mấy ai có được dòng sông để vô hiệu hóa được độ mặn.
Di bị Không Kiếp là gặp phải bát nước mặn, hoặc tự thả nắm muối vào bát nước của mình, để đến lúc chính mình lại uống.
Suy ra một trong các cách cải số chính là bơm nước ngọt vào trong cái túi cung Di của mình, để lỡ chỗ nào đó có bị nắm muối Không Kiếp thì ta vẫn còn nước ngọt ở chỗ khác để mà dùng. Đây chính là nguyên lý của luật nhân quả. Cho đi chẳng qua là tự bỏ vào cái túi của mình mà thôi. Nếu ta có túi nước cung Di thật rộng, thật sâu, nghiệp không thể làm ta chết khát !
Phật luôn khuyên con người đừng ích kỷ vì như thế là tự làm hẹp cái bát nước của mình lại, khiến nó có thể sẽ trở nên mặn chát khi lỡ gặp Không Kiếp.
Việc coi cung Di có liên quan chặt chẽ với mình trong mối quan hệ nhân quả là điều hợp lý. Tử vi vốn xuất phát từ đạo giáo, nó thể hiện quan điểm của đạo giáo không chỉ trong các sao phúc thiện mà còn ở các cung nào đó, một trong số đó là cung Di.
Như vậy câu phú ”Thiên di tối kỵ Kiếp Không lâm vào” ẩn chứa những nội hàm sâu xa, không hề đơn giản để chả có gì cần giải thích như xưa nay thường quan niệm.
Di bị Không Kiếp thì độ xấu có khi chả kém gì lâm vào Mệnh Thân. Chính chủ thể sẽ tạo ra cái tật nghiệp bất ưng tồi tệ. Đó là kẻ rải đinh ra đường để vá xe, là đứng đường chặn xe để vòi tiền, là bệnh nhân đang cần cấp cứu nhưng hỏi tiền đâu trước…
Tạo ra cái đen tối tiêu cực, đâu chỉ có Mệnh Thân !
Cung Thiên Di ở đối cung Mệnh, thường được cho là để mô tả việc đi ra ngoài của con người. Di là di động, chuyển dịch, du di, Di mô tả hoàn cảnh bên ngoài, hạn đến Di hay xảy việc thay đổi, biến động của ngoại cảnh.
Do đối cung Mệnh nên Di còn được xem là đối phương, đối tác, đối thủ. Quan niệm này khiến nhiều học phái, như Thiên Lương nhấn mạnh rằng Di là đối thủ, tuyệt đối không phải là mình. Vì thế khi xem số nhiều người có khuynh hướng chỉ xem qua cung Di, coi đó không có gì liên quan đến mình. Quan điểm này hiện nay rất phổ biến, nhưng thực ra nó sai.
Ngay từ đầu, cung Di không có chữ nào để gọi đó là đối thủ cả, nó chỉ có nghĩa hoàn cảnh khi đi ra bên ngoài của chủ thể mà thôi. Đối tác đối phương chỉ là một trong những điều ta gặp ở bên ngoài, cung Di thật ra chứa những thông tin đa dạng nhiều mặt.
Di là môi trường xã hội xung quanh, là hoàn cảnh của cá nhân khi ra khỏi nhà. Đó là những điều ta gặp ngoài xã hội, là cách thức tác động của xã hội đối với cá nhân ta.
Di là chỗ ta đi đến, là cái ta gặp gỡ với hoàn cảnh, cách ta gặp hoàn cảnh. Di là hoàn cảnh chủ quan riêng có đối với cá nhân ta. Di chứa đối tác, đối phương vì đó là một trong những điều ta gặp gỡ ngoài hoàn cảnh.
Di là di động, đi lại, là hoạt động gắn liền với các cử động của ta. Như vậy không chỉ đi xa mới là Di, ngay các hành động thường ngày cũng là Di, cứ có hoạt động dù đứng ngồi, làm việc, đi lại đều là Di. Di là cái ta tạo ra, là các vật ta chạm vào, các thứ ta gặp phải. Di là cách ta tương tác với đồ vật, hoàn cảnh.
Di là con người trong xã hội, là hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Di là con người trong đối đãi với xung quanh, với hoàn cảnh, với tha nhân, với tất cả các thứ dính vào mình. Di là hoạt động của ta, là cái ta đạt được trong hoàn cảnh.
Như vậy, Di vừa là hoàn cảnh xã hội, vừa là bản chất cá nhân thể hiện ra, là cách thức tương tác, kết quả hoạt động của cá nhân với xã hội. Di là chỗ bộc lộ ra của con người bên trong, nên Di cũng là mình. Cung Di có thể coi như cung Thân thứ hai của con người. Giống như cung Tật có thể coi như cung Mệnh thứ hai. Tật chứa các đặc điểm tâm tính thể chất bên trong. Di chứa cái bộc lộ ra bên ngoài.
Đặc điểm con người không chỉ ở Mệnh. Mệnh là mặt tĩnh, Di là mặt động. Nếu Mệnh tốt mà Di xấu là bên trong tâm tưởng tốt nhưng hành động bên ngoài lại khác. Tự cho mình là Phật nhưng thấy cái lợi bên ngoài là phát cuồng lên, xông vào giành giật bất chấp thủ đoạn rồi đổ cho đời như thế, ta cũng thế. Mệnh xấu Di cũng xấu là bản chất và hoàn cảnh đều hạn chế. Mệnh xấu Di tốt chính là trường hợp mình kém nhưng gặp hoàn cảnh thuận lợi. Thường giỏi che mắt thiên hạ, có khi tiêu cực hạng nặng nhưng mồm lại hô chống tiêu cực to nhất !
Việc coi Di là cung Thân thứ hai giải thích được việc con người hay có những hành vi không giống mình. Ta không như thế nhưng ta lại làm thế, ta định thế này nhưng rồi lại làm theo kiểu khác, đó chính là do cung Di. Nếu mệnh yếu thì càng rõ, dễ bị xuôi theo ngoại cảnh mà hành động mất tự chủ. Mệnh vô chính diệu luôn coi trọng cung Di vì bản chất vô chủ kiến nên cái gì cũng nhất nhất theo ngoại cảnh. Cung Di đối với mệnh vô chính diệu quan trọng ngang Mệnh, Thân !
Đối với các chính tinh đi thành cặp xung chiếu thì sao ở cung Di tạo ra hành vi đối nghịch với bản chất sao ở Mệnh. Nên Tướng cũng có khi ngang ngược phá phách, Phá cũng có khi trung hậu bình ổn, Phủ cũng có khi lạnh lùng sắt máu, Sát cũng có khi mềm mỏng ôn hòa.
Mệnh và Di là một cặp không thể tách rời. Không có cung Di thì không có Mệnh. Ngay cả người đi tu như Phật vẫn có cái hoàn cảnh xung quanh khi ông ta còn di động, tới chỗ này chỗ khác để thuyết pháp. Chỉ có người đi tu trong hang núi là vô hiệu hóa hoàn toàn được cung Di.
Coi Di hoàn toàn là đối thủ là sai lầm. Để phản ánh đối tác, bạn bè thì cung Nô cho thông tin cụ thể hơn. Nô là kẻ thiên hạ trong quan hệ với tôi, không hề có tôi ở đó.
Di có Sát tinh thì đi ra ngoài gặp xấu hoặc chính mình khi đối đãi với xung quanh sẽ biểu lộ ra, tạo ra điều xấu cho hoàn cảnh. Di có cát tinh như Khoa Quyền là đi tới chỗ danh giá, hoặc chính mình có danh tiếng, có uy thế trong giao dịch với xã hội.
Nếu Di là cung Thân thứ hai thì nó khác cung Thân ở đâu ? Thân là hình ảnh bản thân cụ thể, thân chính là thân xác của ta, cái của ta. Di là cái trong hoàn cảnh có phần nào là ta nhưng không phải tất cả là ta. Như đi làm ra cả đống kem lạnh thì kem đó không hẳn là ta. Như phát biểu ủng hộ ai đó để theo số đông là cung Di, nhưng lúc bỏ phiếu kín lại chống thì đó là cung Thân.
Thân là thân phận ta dính vào đó, nằm ở đó, là bản thân ta ra thế đó. Thân có tính nghiệp lực mạnh, trước sau rồi cũng sẽ đến như thế. Cung Di ít tính ràng buộc hơn, nếu Di xấu thì có thể xa cách, làm tĩnh nó để hạn chế điều xấu.
Với cách hiểu cung Di là con người trong hoàn cảnh, có thể đưa ra một phản biện mạnh mẽ đối với thuyết Thái Tuế là có nhân phẩm tư cách của phái Thiên Lương…
Cung Thiên Di ở đối cung Mệnh, thường được cho là để mô tả việc đi ra ngoài của con người. Di là di động, chuyển dịch, du di, Di mô tả hoàn cảnh bên ngoài, hạn đến Di hay xảy việc thay đổi, biến động của ngoại cảnh.

Do đối cung Mệnh nên Di còn được xem là đối phương, đối tác, đối thủ. Quan niệm này khiến nhiều học phái, như Thiên Lương nhấn mạnh rằng Di là đối thủ, tuyệt đối không phải là mình. Vì thế khi xem số nhiều người có khuynh hướng chỉ xem qua cung Di, coi đó không có gì liên quan đến mình. Quan điểm này hiện nay rất phổ biến, nhưng thực ra nó sai.

Ngay từ đầu, cung Di không có chữ nào để gọi đó là đối thủ cả, nó chỉ có nghĩa hoàn cảnh khi đi ra bên ngoài của chủ thể mà thôi. Đối tác đối phương chỉ là một trong những điều ta gặp ở bên ngoài, cung Di thật ra chứa những thông tin đa dạng nhiều mặt.

Di là môi trường xã hội xung quanh, là hoàn cảnh của cá nhân khi ra khỏi nhà. Đó là những điều ta gặp ngoài xã hội, là cách thức tác động của xã hội đối với cá nhân ta.

Di là chỗ ta đi đến, là cái ta gặp gỡ với hoàn cảnh, cách ta gặp hoàn cảnh. Di là hoàn cảnh chủ quan riêng có đối với cá nhân ta. Di chứa đối tác, đối phương vì đó là một trong những điều ta gặp gỡ ngoài hoàn cảnh.

Di là di động, đi lại, là hoạt động gắn liền với các cử động của ta. Như vậy không chỉ đi xa mới là Di, ngay các hành động thường ngày cũng là Di, cứ có hoạt động dù đứng ngồi, làm việc, đi lại đều là Di. Di là cái ta tạo ra, là các vật ta chạm vào, các thứ ta gặp phải. Di là cách ta tương tác với đồ vật, hoàn cảnh.

Di là con người trong xã hội, là hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Di là con người trong đối đãi với xung quanh, với hoàn cảnh, với tha nhân, với tất cả các thứ dính vào mình. Di là hoạt động của ta, là cái ta đạt được trong hoàn cảnh.

Như vậy, Di vừa là hoàn cảnh xã hội, vừa là bản chất cá nhân thể hiện ra, là cách thức tương tác, kết quả hoạt động của cá nhân với xã hội. Di là chỗ bộc lộ ra của con người bên trong, nên Di cũng là mình. Cung Di có thể coi như cung Thân thứ hai của con người. Giống như cung Tật có thể coi như cung Mệnh thứ hai. Tật chứa các đặc điểm tâm tính thể chất bên trong. Di chứa cái bộc lộ ra bên ngoài.

Đặc điểm con người không chỉ ở Mệnh. Mệnh là mặt tĩnh, Di là mặt động. Nếu Mệnh tốt mà Di xấu là bên trong tâm tưởng tốt nhưng hành động bên ngoài lại khác. Tự cho mình là Phật nhưng thấy cái lợi bên ngoài là phát cuồng lên, xông vào giành giật bất chấp thủ đoạn rồi đổ cho đời như thế, ta cũng thế. Mệnh xấu Di cũng xấu là bản chất và hoàn cảnh đều hạn chế. Mệnh xấu Di tốt chính là trường hợp mình kém nhưng gặp hoàn cảnh thuận lợi. Thường giỏi che mắt thiên hạ, có khi tiêu cực hạng nặng nhưng mồm lại hô chống tiêu cực to nhất !

Việc coi Di là cung Thân thứ hai giải thích được việc con người hay có những hành vi không giống mình. Ta không như thế nhưng ta lại làm thế, ta định thế này nhưng rồi lại làm theo kiểu khác, đó chính là do cung Di. Nếu mệnh yếu thì càng rõ, dễ bị xuôi theo ngoại cảnh mà hành động mất tự chủ. Mệnh vô chính diệu luôn coi trọng cung Di vì bản chất vô chủ kiến nên cái gì cũng nhất nhất theo ngoại cảnh. Cung Di đối với mệnh vô chính diệu quan trọng ngang Mệnh, Thân !

Đối với các chính tinh đi thành cặp xung chiếu thì sao ở cung Di tạo ra hành vi đối nghịch với bản chất sao ở Mệnh. Nên Tướng cũng có khi ngang ngược phá phách, Phá cũng có khi trung hậu bình ổn, Phủ cũng có khi lạnh lùng sắt máu, Sát cũng có khi mềm mỏng ôn hòa.

Mệnh và Di là một cặp không thể tách rời. Không có cung Di thì không có Mệnh. Ngay cả người đi tu như Phật vẫn có cái hoàn cảnh xung quanh khi ông ta còn di động, tới chỗ này chỗ khác để thuyết pháp. Chỉ có người đi tu trong hang núi là vô hiệu hóa hoàn toàn được cung Di.

Coi Di hoàn toàn là đối thủ là sai lầm. Để phản ánh đối tác, bạn bè thì cung Nô cho thông tin cụ thể hơn. Nô là kẻ thiên hạ trong quan hệ với tôi, không hề có tôi ở đó.

Di có sát tinh thì đi ra ngoài gặp xấu hoặc chính mình khi đối đãi với xung quanh sẽ biểu lộ ra, tạo ra điều xấu cho hoàn cảnh. Di có cát tinh như Khoa Quyền là đi tới chỗ danh giá, hoặc chính mình có danh tiếng, có uy thế trong giao dịch với xã hội.

Nếu Di là cung Thân thứ hai thì nó khác cung Thân ở đâu ? Thân là hình ảnh bản thân cụ thể, thân chính là thân xác của ta, cái của ta. Di là cái trong hoàn cảnh có phần nào là ta nhưng không phải tất cả là ta. Như đi làm ra cả đống kem lạnh thì kem đó không hẳn là ta. Như phát biểu ủng hộ ai đó để theo số đông là cung Di, nhưng lúc bỏ phiếu kín lại chống thì đó là cung Thân.

Thân là thân phận ta dính vào đó, nằm ở đó, là bản thân ta ra thế đó. Thân có tính nghiệp lực mạnh, trước sau rồi cũng sẽ đến như thế. Cung Di ít tính ràng buộc hơn, nếu Di xấu thì có thể xa cách, làm tĩnh nó để hạn chế điều xấu.

Với cách hiểu cung Di là con người trong hoàn cảnh, có thể đưa ra một phản biện mạnh mẽ đối với thuyết Thái Tuế là có nhân phẩm tư cách của phái Thiên Lương…