Cung Nô Bộc cho biết về bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc, đối với mình tốt hay xấu, có lợi hay không về mặt tài lộc hay công việc. Ngoài ra, Cung Nô Bộc cũng là một điều kiện cần thiết để tìm hiểu thêm về cung Phu Thê.
Thường thường, khi đóan Tử-Vi của một người ít ai chú trọng nhiều đến cung Nô Bộc, mà chỉ mổ xẻ tỉ mỉ các cung Mệnh, Thân, Tài, Quan, Di, Phúc … thậm chí các sách vở Tử-Vi cũng chỉ bàn sơ lược về cung Nô Bộc, vì cung này không được coi là cường cung. Nhưng theo kinh nghiệm của một số người giỏi Tử-Vi mà tôi đã có dịp tham khảo ý kiến, thì khi luận đóan về công danh, sự nghiệp, uy quyền của một người rất cần chú trọng tới cung Nô, ngòai các cường cung thường lệ, mới tránh được những sai lầm nặng nề. Ngòai ra, nhiều người lại cho rằng cung Nô Bộc bao gồm luôn cả bạn bè, nhưng theo thiển ý thì cung Thiên Di và cung Quan Lộc mới chỉ giới này, còn cung Nô chỉ liên quan đến người dưới quyền, đầy tớ, gia nhân, vợ nhỏ ….. mà thôi. Và nếu có khi xét cung Nô mà đóan đúng được một khía cạnh nào đó về bạn bè, thì chắc hẳn những người này trước kia cũng chỉ thuộc vào nhóm dưới quyền rồi về sau nhờ may mắn hay cố gắng trở thành ngang hàng với đương số. Sở dĩ tôi phải nêu ra điểm này là để tránh một vài ngộ nhận hiểu lầm về những điều mà tôi trình bày dưới đây về cung Nô Bộc. Với ý niệm như trên, tôi xin thử đưa ra những tiêu chuẩn bổ túc để giải đóan cung Nô Bộc mà tôi hy vọng có thể giúp qúy bạn đóan được công danh, sự nghiệp được chính xác hơn. Và để cho đỡ khô khan và dễ hiểu, tôi xin nêu ra nhiều ví dụ tiêu biểu.
Cung Giao hữu cổ nhân gọi là cung Nô bộc. Trong xã hội cổ đại, "nô bộc" là thành viên của gia đình. Một đời làm "nô bộc", đời đời là "nô bộc", cho nên sự tốt xấu của cung Nô bộc đúng là có liên quan đến sự thịnh suy của gia tộc.
Vì vậy các nhà Đẩu Số cổ đại khi luận đoán khá xem trọng "nô bộc" có lực hay không? nô bộc nhiều hay ít? có phản chủ không? có giúp đỡ chủ không? mức độ trợ lực cho chủ là cao hay thấp?
Ngày nay, cung Nô bộc đổi thành cung Giao hữu là một sự cách tân rất lớn. Về mặt lý luận, ngày nay đã không còn mối quan hệ chủ tớ như ngày xưa, dó đó về căn bản, không cần nhìn từ "nô bộc" để suy diễn ra vận mệnh của một gia tộc. Nhưng sự tốt xấu của các mối quan hệ giao tế là rất quan trọng đối với người hiện đại, việc sửa đổi thành cung Giao hữu đúng là đã mang lại cho khoa Đẩu Số cổ xưa một hàm nghĩa mới.
Có lẽ, nhiều người sẽ hoài nghi rằng: "Cổ nhân truyền lại pháp môn này, sao có thể tùy tiện sửa đổi?" Thực ra Đẩu Số là đời đời tương truyền, đã luôn luôn biến động thay đổi, từ "Thập bát phi tinh" phát triển thành "Tử Vi Đẩu Số" chính là một biến động thay đổi cực lớn. Về sau, từ thời Nam Tống cho đến Minh Thanh, đời nào cũng có người truyền lại không ít khẩu quyết khá hữu dụng, đó cũng là sự biến đổi cách tân trong Đẩu Số. Vì vậy vấn đề không phải ở chỗ có nên thay đổi hay không, mà là những thay đổi cách tân đó có hợp lý hay không?
Thử xét tam phương tứ chính của cung Nô bộc, đối cung là cung Huynh đệ, cung hội hợp là cung Phụ mẫu và cung Tử tức, đây rõ ràng là một tổ hợp tổ tông ba đời và nô bộc, cũng tức là một mô thức điển hình của gia tộc cổ xưa.
Ngày nay lấy tính chất "nô bộc" biến đổi thành tính chất "quan hệ giao tế". Theo phái Trung Châu, cũng lấy cung Huynh đệ xem là quan hệ với người ngang vai. Lấy cung Phụ mẫu xem là quan hệ với bậc trưởng bối. Lấy cung Tử tức xem là quan hệ với những người thuộc vãn bối. Các sao của ba cung vị này hội chiếu với cung Giao hữu, vì vậy sẽ phản ảnh các mối quan hệ giao tế một cách chỉnh thể.
Lúc luận đoán Đẩu Số, khi lấy cung Giao hữu dùng để luận đoán về mối quan hệ với nhân viên làm thuê hoặc người dưới quyền, cũng cần đồng thời lấy "Phụ mẫu"xem là ông chủ, thượng cấp, hoặc bậc tiền bối trong nghề nghiệp của mệnh tạo, lấy "Tử tức" xem là trợ thủ trực thuộc, hoặc những người thuộc lớp vãn bối trong nghề nghiệp của mệnh tạo, và lấy "Huynh đệ" xem thành nhưng người ngang vai với mệnh tạo, còn cung Giao hữu là một phản ánh chung.
Người mới bắt đầu tiếp cận với Đẩu số thường mắc phải một bệnh, đó là không quan sát toàn diện các sao của các cung có liên quan. Lấy việc không quan sát các sao của cung "nô bộc" làm ví dụ, cổ nhân lấy cung Phụ mẫu và cung Nô bộc có quan hệ hỗ tương như thế nào, từ đó có thể biểu thị tình trạng "nô bộc" của đời "phụ mẫu". Nếu cũng lấy cung Huynh đệ và cung Tử tức ra quan sát, xem xét mối quan hệ hỗ tương của chúng với cung Nô bộc, thì có thể biết được tình trạng "nô bộc" ba đời.
Ngày nay quan sát cung Giao hữu cũng có thể dùng biện pháp như vậy. Nếu lấy cung Phụ mẫu và cung Giao hữu ra so sánh, đồng thời tiến hành nghiên cứu mối quan hệ của chúng, thì có thể nhìn ra mối quan hệ của thượng cấp và người dưới quyền của mệnh tạo.
Ví dụ như cung Phụ mẫu có Sát tinhchiếu xạ, thế là chúng ta có một giả định tốt nhất là: thượng cấp là một người rất thích soi bói, bới lông tìm vết, trong đồng sự có người ưa đâm bị thóc chọc bị gạo, vì vậy mà bản thân mệnh tạo thường bị ở vào tình trạng lúng túng, khó xử về quan hệ giao tế ở nơi làm việc, có thể sẽ bị lôi kéo vào vòng tranh chấp, bất hòa. Điềm này có thể nhìn ra từ tính chất của Thiên đồng ở cung Tuất.
Nhưng nếu Thiên Lương sẽ biến thành cao thượng, độ lượng, Thiên đồng thủ cung Giao hữu cũng sẽ bị ảnh hưởng của "Lộc Quyền Khoa hội" mà được cải thiện.
Trung Châu phái đưa ra phương pháp luận đoán này, có thể giúp cho người mới nghiên cứu Đẩu Số tìm ra tình trạng quan hệ nhân tế của mỗi giai đoạn trong cuộc đời một người khá rõ ràng.
Trường hợp cung Nô tốt hơn cung Mệnh (Hữu quân vô tướng): Nếu mệnh kém, quá kém thì thật bất hạnh vì mình chỉ là bù nhìn, kẻ dưới quyền đặt mình ở cương vị nào hay dẹp bỏ chức vụ của mình đi cũng chịu. Đó là chưa kể những tai họa đau đớn có thể xảy ra cho mình do người dưới quyền gây ra, nếu Mệnh của mình có những sao tác hại.
- Do đó, trong mọi trường hợp, ta đừng bao giờ ham cung Nô qúa tốt nếu mình muốn làm lớn. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, thì tối kị cung Nô có cách Tử Phủ Vũ Tướng (dù hãm địa), nhất là khi có thêm trung tinh quần tụ, vì ít khi Mệnh của mình có cách trội hơn.
Trường hợp cung Nô xấu, nhưng cung Mệnh tốt (Hữu tướng vô quân), Có 2 ý chính:
Trích:
- Với những người hành nghề chuyên môn thường thường không cần phải cung Nô tốt (lẽ dĩ nhiên tốt vẫn hơn những người dưới quyền đâu cần nhiều và đâu cần tài ba lỗi lạc, nếu họ có kém cỏi hay lưu manh chăng nữa thì mình cũng chỉ bực mình và phải thận trọng thôi, chứ sự nghiệp đâu có bị ảnh hưởng trực tiếp).
- Tuy nhiên những người hành nghề chuyên môn muốn có địa vị cao trong chính quyền, nếu có cung Nô xấu như trên thì chỉ nên đeo đuổi nghề của mình mới mong vững bền và giàu có. Và do đó trường hợp “hữu tướng vô quân” sẽ rất ứng nghiệm đối với những người đeo đuổi chức phận cao trong chính quyền, nhất là về phương diện quân sự và chính trị.
Tương quan giữa các sao của Cung Nô và các sao Cung Mệnh, Có hai ý chính:
- Nô mệnh có sự tương đồng, ăn khớp các sao thì tốt
- Nô mệnh có sự ngược nhau, không ăn khớp các sao thì xấu
Trích: Một người Mệnh có Khôi Việt, Xương Khúc, Quan Phúc, Hóa Khoa, Tấu Thư chẳng hạn, tức là có năng khiếu về văn chương, có tâm hồn thi sĩ … nếu cung Nô có : Không Kiếp, Hỏa Linh, Kình Đà, Sát Phá Tham thì làm sao mà thầy trò có thể hòa hợp, ăn ý với nhau, vì lọai người dưới quyền này chỉ thích đâm chém, du đãng, trộm cắp … Ngược lại cũng vậy, một người Mệnh có các sao này chỉ thích buôn lậu lớn (thí dụ như Nhật-Nguyệt hãm địa hội Không Kiếp, Tả Hữu chẳng hạn) mà cung Nô có tòan sao hiền lành như Quan Phúc, Thai Tọa, Bộ Tứ Đức, Hóa Khoa … thì làm sao có thể thực hiện được khuynh hướng của mình, và nếu xoay sang chiều hướng khác thì nhất định là kém, thất bại dễ dàng. Do đó nếu có sự “tréo cẳng ngỗng” giữa Nô & Mệnh như vậy thì đương nhiên công danh, sự nghiệp (lương thiện cũng như bất hợp pháp) khó đạt được. Còn về trường hợp có sự kết hợp mật thiết giữa Nô & Mệnh tôi thấy khỏi cần nêu ra thí dụ, vì qúy bạn thừa sức suy luận, trường hợp đó đương nhiên là thuận lợi cho sự nghiệp.
Tuy nhiên, những trường hợp “ngược” như trên không có nhiều. Theo kinh nghiệm, tôi thấy các cung trong một lá số thường có một cách bố cục rất ăn khớp với nhau, vì nếu các sao không có môi trường để họat động theo cương vị của mình thì làm sao mà đóan được đường hướng, sự nghiệp của một đời người.
Tương quan giữa Ngũ hành của các sao thuộc Cung Nô và của Cung Nô với Ngũ Hành của bản Mệnh:
- Sao cung nô bộc sinh bản mệnh: tốt
Trích: Nói chung, khi xét đến cung Nô, nếu chỉ lưu tâm đến những sao tốt, sao xấu thì vẫn chưa được chính xác, vì cũng một sao nếu sinh được bản Mệnh của mình thì khác hẳn với trường hợp khắc bản Mệnh mình hay được bản Mệnh mình sinh. Có một lần tình cờ tôi được hai lá số khác nhau về năm, tháng, ngày, giờ nhưng các cung lại có các sao được bố cục gần như giống nhau. Đây tôi chỉ nói về cung Nô. Tôi hãy còn nhớ một người Mạng Hỏa và một người mạng Mộc. Hai người khả năng gần như ngang nhau, nhưng người mạng Mộc chức vụ cao hơn nhiều và có uy quyền. Thật tôi không ngờ chỉ vì một yếu tố Ngũ Hành mà công danh chênh lệch như thế. Cung Nô của hai người cùng có Thái Âm (thuộc Thủy), do đó chỉ có người mạng Mộc được hưởng hai sao đó. Ngòai ra thường thường Thái-Âm hay Thái-Dương chiếu Nô thì người dưới không trung thành, đói thì tìm đến, no thì bỏ đi . Sách có nói là cách “ cơ lai bão khứ” và :
Con em xa khứ xa hòan
Bởi vì Nhật Nguyệt đóng miền Nô cung
Nhưng đối với người mạng Hỏa thì đúng, còn đối với người mạng Mộc thì người đó cho tôi biết là đàn em của ông ta chỉ thay đổi nhiều vì bị thuyên chuyển, chứ không hề vì chán ghét đàn anh và bất cứ người nào tới cũng đều phục vụ ông ta hết mình.
- Bản Mạng khắc sao (chỉ nên nói chính tinh) cung Nô
Nhiều vị giỏi Tử-Vi thường nói với tôi rằng đa số những người coi Tử-Vi đều ngại mạng khắc sao, nhưng thực ra riêng đối với trường hợp cung Nô thì như thế lại cũng hay, vì mình dễ sai khiến được người dưới quyền, dễ làm chủ tình hình, ít khi bị làm bù nhìn, nhất là khi mạng mình lại tốt hơn. Tôi còn nghiệm thấy ngay cả trường hợp mạng ngang với Nô mà vẫn còn uy quyền thực sự đối với người dưới quyền, khi mạng mình khắc các sao cung Nô.
Tuy nhiên, nếu được các sao cung Nô sinh mạng mình vẫn tốt hơn nhiều, vì bao giờ người dưới quyền tự ý phục vụ mình cũng hay hơn là sợ hãi mình mà thi hành chỉ thị của mình.
- Bản Mạng sinh sao cung Nô (sinh xuất)
Gặp trường hợp này gần như chắc chắn là bất lợi cho mình, trừ phi mạng mình có các sao trội hơn nhiều, vì không còn gì nhu nhược cho bằng người trên cứ phải làm theo ý muốn của người dưới quyền, phải chìu lụy họ. Tệ bại nhất là nếu cung Nô có thêm Hóa Quyền chẳng hạn thì thực mình chỉ là tôi tớ cho người dưới quyền, nếu có Song Lộc tức là mình bợ đỡ họ chỉ vì tiền. Còn gặp trường hợp mạng mình trội hơn nhiều và có thêm các sao cứng rắn, uy quyền (như Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Tham Vũ hội Khoa Quyền Lộc … ) thì hết bất lợi, vì như thế tức là mình giúp đỡ được cho đàn em hữu hiệu khiến cho họ trở lên người khá giả thêm tài năng (nhất là trong trường hợp cung Nô có các sao như Long Phượng, Quang Qúy, Xương Khúc, Thanh Long ….) nhưng dù sao mình cũng phải mất mát về tiền bạc, thời giờ, tinh thần khá nhiều .
- Bản Mạng hòa với các sao cung Nô
Trường hợp này hòan tòan bị chi phối bởi các sao cung Nô và các sao cung Mệnh. Nếu Nô tốt hơn mình khó chỉ huy và Nếu Mệnh tốt hơn là mình có quyền uy. Còn hai cung tương đương thì hai bên đều làm việc theo bổn phận và trách nhiệm.
Riêng về Ngũ hành của cung Nô đối với bản Mệnh, tôi chỉ xin nêu ra một điều khác biệt là cung Nô chỉ chung tất cả những người dưới quyền, còn các sao tiêu biểu cho từng nhóm, từng người (Thí dụ như Đồng Âm là một nhóm, Long Phượng Hổ Cái là một nhóm, Cơ Lương là một nhóm … ) Như vậy là trong trường hợp cung Nô khắc Mạng mình thì xấu hơn là các chính tinh Nô khắc Mạng mình, vì tất cả tập thể người dưới quyền không ưa mình (nhất là thêm Hóa Kỵ, Nhật Nguyệt, Không-Kiếp) thì làm sao mình làm việc nổi, còn như chính tinh khắc thì mình vẫn có thể gặp được nhóm người khác đắc lực, trung thành hơn. Còn các trường hợp (Mạng sinh cung Nô, khắc cung Nô, được cung Nô sinh …. ) Các bạn cứ việc suy theo các điểm sinh khắc theo sao kể trên là hiểu ngay.
Các chính tinh tại cung Nô nên đắc địa hay hãm địa ?
Trích: Cụ Song An Đỗ Văn Lưu, tác giả cuốn Tử-Vi Chỉ Nam, khi còn sinh tiền có cho biết rằng các chính tinh (không cần xét tới trung hay bàng tinh cho bớt phức tạp) tại cung Nô cần hãm địa hơn là đắc địa, vì người dưới giỏi hơn cấp trên không hay. Chính trong cuốn Tử-Vi của Cụ cũng có nêu ra như vậy. Nhưng theo kinh nghiệm của một số nhà Tử-Vi thì không hẳn phải như vậy mới hay, vì không bao giờ chỉ xét riêng cung Nô mà không so sánh với cung Mệnh. Thực thế, tôi nghiệm thấy rằng khi Mệnh có thượng cách (thí dụ như Tử Phủ Vũ Tướng đắc địa hội các trung tinh Long Phượng, Quang Qúy, Khôi Việt, Thai Tọa, Tả Hữu ….) thì rất cần có cung Nô hội các sao đắc địa, ngòai các yếu tố khác. Có được như vậy thì người dưới quyền mới nhiều khả năng, đắc lực, phục vụ hữu hiệu cho cung Mệnh, nếu không thượng cách của cung Mệnh sẽ không có môi trường họat động. Hơn nữa, nếu được các chính tinh cung Nô sinh bản Mệnh thì cần đắc địa, để cho các tài năng của người dưới hòan tòan được sử dụng cho cấp trên.
Như vậy không có nghĩa là phủ nhận hòan tòan ý kiến của Cụ Song An Đỗ Văn Lưu. Lẽ dĩ nhiên khi Mệnh không được trội mấy thì cung Nô cần có các chinh tinh hãm địa hay bị Tuần Triệt án ngữ để bớt sự lấn áp cấp trên.
Thí dụ Mệnh có Cơ Nguyệt Đồng Lương đắc địa mà cung Nô có cách Sát Phá Tham Vũ thì rất cần các sao này hãm địa để có sự tương xứng (vì cách Sát Phá Tham Vũ coi như mạnh hơn cách Cơ Nguyệt Đồng Lương ). Nhưng theo kinh nghiệm riêng, tôi thấy có điều bất lợi là người dưới quyền thường thiếu khả năng hay làm hỏng việc, nhất là trong trường hợp liên quan đến kỹ thuật, chuyên môn. Tôi có một người bạn làm quản lý cho một công ty cũng có trường hợp này, nên tối ngày anh ta than là mệt, vì người dưới không làm tròn bổn phận và ít khi anh tuyển dụng được nhân viên đúng với công việc đòi hỏi. Anh ta có nói là : Thà anh phải chiều lụy người dưới để cho công việc được điều hòa, còn hơn họ kém cấp trên qúa nhiều. Ý anh muốn nói về phương diện Tử-vi là : “ Thà các sao ở cung Nô đắc địa và trội hơn Mệnh của anh còn hơn” .
Vị trí cung Nô
Trích: Cung Nô nằm đúng vào cung tuổi. Ví dụ như tuổi Dậu mà có cung Nô ở cung Dậu. Có thể nói là bất cứ ai có cung Nô ở vị trí như vậy đều có công danh và có nhiều người dưới quyền đắc lực, vẫn biết còn tùy theo nhiều yếu tố khác nữa kèm theo. Khi đã có cung Nô nằm đúng ngay cung tuổi của mình thì gần như chắc chắn các yếu tố khác được bố cục thuận lợi cho mình, ít nhất là về phương diện công danh, uy quyền. Ngòai ra, riêng về tuổi Dậu này, cung Nô lại chiếu về (Nhị-Hợp) cung Mệnh (ở Thìn) cho nên còn làm tăng thêm sự phục vụ đắc lực, và còn có tình thương mến, kính trọng cấp trên.
Sau đây là những cách chính của các sao giao nhau tại cung Nô bộc và 3 cung chiếu. Những cách tốt thường do các sao miếu, vượng, đắc địa, những cách xấu do các sao hãm địa. Ngoài ra có những đặc điểm nào khác chúng tôi xin ghi ra trong bài.
Cung Nô bộc cho phép giải đoán về người làm công trong nhà, về những người dưới mình trong sở ( người dưới quyền) và về những người bạn của mình. Xem cung Nô bộc phải xét xem cung đó có những cách giàu sang lấn át cung Mạng hay không, nếu Nô bộc tốt hơn Mạng, thì tất nhiên Mạng phải giảm về đường công danh (vì thiếu mất những sao đó). Cái đó cũng có nghĩa là bạn bè và người dưới quyền mình rồi sẽ khá hơn mình. Như vậy là mình bị thiệt thòi.
A
Ác tinh (miếu, vương, đắc) : Có thể là tốt.
Ác tinh hãm : Họ (người làm, người dưới, bạn bè) phản ta.
Ân, Quý : Họ tốt, dịu dàng, trung thành.
Ấn, Tướng : Họ có tài, được kính.
Ấn, Mã, Lộc, Tướng : Họ tốt mà mình kém.
Ấn, Khúc, Xương : Họ từ tâm, có tài.
B
Binh, Không, Kiếp : Họ khoét, lợi dụng.
Binh, Diêu, Hình : Có sự loạn dâm.
Binh, Tướng, Thai : Có sự tư tình với người làm.
Binh, Linh, Hoả : Họ khoét, lợi dụng.
Binh, Kình, Đà : Họ khoét, lợi dụng.
C
Cơ (hãm) : Họ lẩn thẩn
Cơ, Lương (La võng, miếu) : Họ trung thành.
Cơ, Lương, Khôi, Việt : Họ khá hơn mình.
Cơ, Thiên mã : Họ có nghĩa.
Cáo, Thai phụ : Họ có vị hơn chủ.
Cô, Quả : Họ nghèo nàn.
Cái, Đào, Hồng : Đương số có vợ nhỏ.
Cự Môn cư Nô : Họ oán, phản
Cự, Kị (La võng) : Họ oán và phản.
D, Đ
Dương, Đà (hay Linh, Hoả) : Họ phản.
Diêu, Hình : Họ hại rồi chuồn đi.
Đào hoa cư Nô : Công danh trắc trở, (hoặc có vợ nhỏ, hoặc long đong vợ chồng).
Đẩu, Phục binh : Họ ăn cắp.
Điếu, Tang môn : Họ lười.
Đà, Kị : Họ hại ta.
Đào, Không, Kiếp : Họ xấu về mọi phương diện.
Đồng Tị, Hợi : Họ bất lương.
Đồng ở Dần, Thân : Họ tốt với ta.
Đồng, Lươởng Dần, Thân : Họ tốt với ta lắm.
Đồng, Lương, Khôi, Việt : Họ trung nghĩa với ta.
Đức, Đức (Thiên Đức, Nguyệt Đức) : Họ trung thành với ta.
H
Hao (song Hao) Hổ, Phù : Họ oán, phản.
Hao (song Hao) : Họ làm hại ta.
Hình, Phục Binh : Họ ngỗ ngược với ta.
Hình, Kị, Liêm (hay Phá) : Họ phản ta.
Hình, Hổ, Thất : Ta làm ơn với họ mà nên oán.
Hoả, Linh : Họ phản.
Hoá (tam Hoá) : Họ trung nghĩa.
Khốc, Hư (hãm) : Ta phải chôn đầy tớ.
Hữu, Tả (ở Nô, chiếu Nô) : có vợ nhỏ.
K
Kị, Phá Quân : Họ oán chủ.
Kị, Thiên Không : Họ chuồn.
Kị, Không Kiếp : Họ phản ta.
Không, Kiếp : Họ phản ta rồi chuồn.
Kiếp sat, Toái : Họ hại chủ.
Khôi, Việt : Họ tử tể.
Khúc, Xương : Tớ lẫn chủ.
L,M,N
Lộc (song Lộc) : Giảm lộc của chủ.
Liêm Trinh ở Nô : Nô oán chủ.
Lương, Nhật : Nhiều tớ tốt.
Mã ngộ Tuần, Triệt : Họ trốn luôn.
Mã, Khốc hay Mã, Lộc hay Mã, Tràng sinh : Họ tốt và thọ.
Nhật hay Nguyệt hãm : Tớ hay trốn.
Nhật hay Nguyệt Không, Kiếp : Họ độc ác.
P,Q
Phá Quân (La võng) : Họ bất nhân.
Phù, Thái Tuế : Vì Nô bộc mà t bị kiện.
Phủ (Thiên Phủ) : Họ tốt.
Phúc, Quan : Họ hiền từ.
Quyền cư Nô bộ : Vợ nhỏ lấn quyền vợ lớn.
T
Thai, Toạ : Nhiều học trò và tớ.
Tham Lang, Liêm : Bị Nô oán, hay vì Nô mà bị kiện.
Tử Vi, Tả, Hữu : Nô bộc có nghĩa.
Tuần, Triệt : Ít đầy tớ.
Thanh, Vượng (hay Sinh, Vượng) : Nhiều Nô bộc khá.
Thất Sát : Họ điêu ngoa, hay sinh sự.
V
Vũ Khúc : No tới, đói chuồn.
Thường thường, cung Nô-Bộc, nếu có bộ sao Cô-Qủa chiếu có thể được giải đóan như sau :
- Nếu không hợp chiếu với nhiều sao tốt của mình thì nên dùng những người dưới quyền góa bụa, độc thân, thì họ trung thành hơn. Nhất là trường hợp có thêm : Thiên Hình, Đẩu Quân thì lại càng chắc nữa, những người này cần phải có mang tật gì ở thân thể (như vết thẹo ở mặt, chân tay, mắt lé, thọt chân …) thì họ sẽ trở thành những người dưới quyền có lương tâm, làm ăn cẩn thận.
- Nếu hội với nhiều sao tốt, nhất là có thêm Hóa Quyền, thì người dưới tay hay âm mưu phản phúc, lấn quyền một cách khéo léo, gián tiếp (vì lúc đó Cô-Qủa chủ về thâm trầm, ích kỷ, kín đáo … )
- Nếu hội với Nhật-Nguyệt, lúc mình xa cơ thất thế, chẳng có đàn em nào giúp đỡ, đoái hòai tới, nhất là có thêm Hóa-Kị mà không có sao nhân hậu hội chiếu như Thai-Tọa, Tả-Hữu, Quan-Phúc.